Top 10 điều đặc biệt về cột cờ Lũng Cú Hà Giang
Có lẽ đến Hà Giang, Cột cờ Lũng Cú Hà Giang là địa danh mà chúng ta không thể bỏ qua, một di tích nằm trên đỉnh cực Bắc của Tổ quốc, mang ý nghĩa rất lớn về lịch sử và địa lý của đất nước con người Việt Nam. Dưới đây mình chia sẻ về top 10 điều đặc biệt về Cột cờ Lũng Cú Hà Giang, để các bạn rõ hơn nhé.
Giới thiệu chung về cột cờ Lũng Cú Hà Giang
Là một cột cờ quốc gia nằm trên đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng, có tọa độ 23°21’49’’ vĩ bắc, 105°18’58’’ kinh đông, nơi điểm cực bắc Việt Nam, cách thành phố Hà Giang 200km, có độ cao khoảng 1.470m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú , huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú cách điểm cực Bắc 2km. Lũng Cú theo tiếng người Mông có nghĩa là Long Cư – là đất thiêng nơi rồng cư ngụ.
Top 10 điều đặc biệt về cột cờ Lũng Cú Hà Giang
Sau đây, mình sẽ chia sẻ top 10 điều đặc biệt về cột cờ Lũng Cú Hà Giang, các bạn cùng tham khảo nhé:
1. Lịch sử hình thành
Ngày 12/08/1978, một sự kiện lịch sử vang dội nước nhà, lá cờ đỏ sao vàng rộng 54m2 (chiều dài 9m, chiều rộng 6m) tượng trưng cho 54 dân tộc của Tổ Quốc Việt Nam được chính thức tung bay trên đỉnh Lũng Cú – tỉnh Hà Giang. Hiện nay những giai đoạn lịch sử đó được khắc trên tấm phù điêu ở cột cờ Lũng Cú, giữa cột cờ có khắc Quốc Huy và Quốc Hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ý nghĩa lịch sử
Cột cờ Lũng Cú trải qua từng giai đoạn lịch sử của nước nhà. Từ thời Lý Thường Kiệt cắm cột mốc biên giới Việt – Trung. Sau đó, dưới sự đô hộ của thực dân Pháp và ngày hôm nay, Lũng Cú hào hùng tiếp tục chứng kiến sự đi lên của đất nước.
3. Ý nghĩa về địa lý
Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử, Cột cờ Lũng Cú có ý nghĩa địa lý vô cùng thiêng liêng với Tổ quốc. Với chiều cao hơn 30m, đây được xem là điểm cao nhất của cực Bắc đất nước ta. Cột cờ nằm cách điểm cực bắc 2km, thuộc biên giới của nước ta với nước láng giềng Trung Quốc. Đến Lũng Cú với con đường quanh co, núi rừng bát ngát, cảm xúc trong ta vỡ òa ra, tự hào về đất nước Việt Nam, Lũng Cú ngày đêm trấn giữ biên cương.
4. Chiều cao của cột cờ qua từng giai đoạn lịch sử
Cột cờ này được xây dựng lần đầu tiên vào thời Lý, cột cờ chỉ được làm từ cây sa mộc cao 10m. Năm 1887 thực dân Pháp đang còn xâm chiếm nước ta thì cột cờ này đã được trùng tu và thay đổi độ cao, kích thước rất nhiều lần. Những năm sau đó như 1992, 2000, 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu.
Hiện nay, cột cờ được trùng tu lần cuối vào ngày 25/09/2010, với chiều cao 33,15m, trong đó phần chân cột cao 20,25m, cán cờ cao 12.9m và đường kính chân cột 3,8m.
5. Kiến trúc
Kiến trúc được thiết kế theo hình bát giác, phía trên gắn 8 mặt trống đồng Đông Sơn đặc trưng của văn hóa Việt Nam, dưới chân cột cờ gồm có 8 tấm phù điêu đá xanh minh họa về các thời kỳ lịch sử của đất nước Việt Nam và phong tục tập quán của người dân tỉnh Hà Giang.
6. Trải nghiệm con đường đi lên cột cờ
Con đường đi lên cột cờ, các bạn chinh phục 839 bậc thang, được chia thành 3 chăng. Giữa các chặng có nhà chờ để các bạn dừng chân, nghỉ ngơi. Đi hết chặng đường này, bạn sẽ nhìn thấy cột cờ Lũng Cú sừng sững trên đỉnh “núi rồng”, lá cờ sao vàng bay phấp phới.
7. Khung cảnh xung quanh cột cờ Lũng Cú
Đứng dưới chân cột cờ Lũng Cú, các bạn ngắm toàn bộ khung cảnh cao nguyên đá Đồng Văn, đồi hoa tam giác mạch (nở từ tháng 9-12), ruộng bậc thang uốn lượn, phía dưới 2 hồ mắt nằm cạnh đối xứng như “mắt rồng” của bản Lô Lô và bản người Mông.
Trong lòng cột cờ còn có một cầu thang xoắn ốc tới 140 bậc, đi theo lối đi hẹp lên đỉnh cột cờ, bạn sẽ tận hưởng cảm giác chạm trời, ngắm nhìn được cảnh vật xung quanh, ngước lên nhìn lá cờ bay phấp phới, cảm xúc vỡ òa tự hào về Tổ quốc thiêng liêng.
8. Nên tham quan cột cờ Lũng Cú vào mùa nào?
Đến với mảnh đất Hà Giang vào mùa nào cũng cảm nhận được một nét đẹp riêng, từ những đồi hoa tam giác mạch ngọt ngào đến mùa hoa lê, hoa cải trắng. Tuy nhiên, thời gian nên ghé thăm cột cờ Lũng Cú là mùa xuân. Vào mùa này, không khí mát mẻ, trong lành, thích hợp để du khách tận hưởng không khí vùng núi cao Hà Giang, nơi đầu cực Bắc Tổ Quốc.
9. Đồn biên phòng Lũng Cú và những món quà đặc biệt
Đảm nhiệm vụ thiêng liêng đó là bảo vệ cột cờ, với một lòng dũng cảm nhiệt huyết vì Tổ quốc. Lá cờ sao vàng phấp phới trong gió, chịu nắng, mưa rồi bạc màu nên luôn được thay mới thường xuyên theo chu kỳ 10 – 15 ngày. Đặc biệt, sau khi những lá cờ được gỡ xuống sẽ được giữ làm làm quà tặng cho những du khách tham quan. Thật cao quý, đây là là món quà ý nghĩa và thiêng liêng nhất mà ai cũng muốn được nhận.
10. Những món ăn đặc sản nên thưởng thức
Hà Giang là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu có cơ hội, bạn nên ăn thử món bánh cuốn trứng, đây là cái hồn của ẩm thực Hà Giang. Bánh được kết hợp hài hòa giữ thịt, mộc nhĩ, trứng, được chấm với nước sốt được ninh từ xương heo. Đặc sản Hà Giang có món xôi ngũ sắc, cháu ấu tẩu, thắng dền món thắng cố (món ăn khó ăn nhất ở vùng này), cơm lam, đặc biệt là bánh tam giác mạch để làm khi đi du lịch Hà Giang.
Trên đây là top 10 điều đặc biệt về cột cờ Lũng Cú Hà Giang. Hy vọng, những chia sẻ vô cùng hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về cột cờ thiêng Tổ quốc và sẽ đồng hành cùng bạn trong chuyến du lịch Hà Giang sắp tới.